Những Mẫu Nội Thất Gỗ Tự Nhiên Đẹp Và Sang Trọng Nhất Hiện Nay
Nội thất gỗ tự nhiên được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên là một trong những lựa chọn hàng đầu hiện nay. Gỗ tự nhiên được sử dụng trong chế tác nội thất thường là những loại gỗ thân to, đặc ruột, chất lượng gỗ cứng và một điều không thể bỏ qua chính là vân gỗ. Vân gỗ là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá giá trị của sản phẩm. Những sản phẩm nội thất được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên sẽ mang đến cho người sử dụng cảm giác thoải mái và thư giãn. Dưới đây, Mộc Hương Interior Design mời quý khách hàng cùng điểm qua một số mẫu nội thất gỗ tự nhiên đẹp và sang trọng nhất hiện nay nhé.
Những loại gỗ tự nhiên nào được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất?
Gỗ tự nhiên là một trong những chất liệu được ứng dụng nhiều nhất trong chế tác nội thất. Loại gỗ tự nhiên đủ tiêu chuẩn để chế tác nội thất phải có đầy đủ những yếu tố sau:
- Tuổi thọ trung bình cho các loại gỗ ứng dụng trong chế tác nội thất ít nhất là 15 năm để đạt được chất lượng gỗ tốt nhất.
- Thân gỗ phải to để đảm kích thước trong chế tác để không xảy ra việc nối gỗ làm mất thẫm mỹ và giá trị của sản phẩm.
- Ruột gỗ đặc là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm về lâu dài.
- Chất lượng gỗ phải khô, đảm bảo độ cứng để đảm bảo sản phẩm không biến dạng hay nứt gỗ sau thời gian sử dụng.
- Vân gỗ là một trong những yếu tố khá quan trọng trong việc đánh giá giá trị của sản phẩm. Giá trị của sản phẩm sẽ phụ thuộc ít nhiều vào số vân gỗ và tạo hình vân gỗ càng đẹp càng giá trị.
- Màu sắc gỗ cũng là một trong những yếu tố đánh giá chất lượng của các loại gỗ. Để biết thêm chi tiết về màu sắc các loại gỗ trong tự nhiên mời quý bạn đọc theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.
Điểm mặt một số loại gỗ quý được sử dụng trong chế tác các sản phẩm nội thất
Thế nào là gỗ quý? Thật ra thì ngoài những người làm chuyên về nghề buôn gỗ, làm mộc, hay làm nội thất thì ít ai biết câu trả lời này. Ngay bây giờ Mộc Hương Interior Design sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này nhé.
Gỗ quý là các loại gỗ được ban quản lý tài nguyên rừng quốc gia xếp vào nhóm gỗ thứ I, II. Những loại gỗ nằm trong danh sách của hai nhóm gỗ này được đánh giá là có chất lượng tốt, màu sắc và vân thớ đẹp, khan hiếm và có giá trị kinh tế cao. Trọng lượng của các loại gỗ quý thường nặng, thịt gỗ cứng, đặc, chắc chắn, chịu lực nén siêu tốt và có thể có mùi đặc trưng. Thường thì các cây gỗ quý sẽ phát triển rất chậm, khó trồng, khó phát triển, thời gian tái tạo lâu. Chính vì thế mà chúng được bảo vệ khá nghiêm ngặt. Một số loại gỗ hiếm được đánh dấu vào sách đỏ bị cấm khai thác vì quá hiếm.
Các loại gỗ quý được ưa chuộng và ứng dụng trong chế tác nội thất
1. Gỗ Cẩm Lai
Gỗ Cẩm Lai là một trong những loại gỗ quý ở Việt Nam và cả trên Thế Giới. Thông thường loại gỗ này sẽ được nhập khẩu từ một số nước như Nam Phi, Lào, Campuchia,…. Tại Việt Nam, gỗ Cẩm Lai cũng được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ nhưng với số lượng rất ít.
Để nhận biết gỗ Cẩm Lai “xịn” chúng ta có thể dựa vào màu sắc và đường vân gỗ. Trong tất cả các loại gỗ quý thì gỗ Cẩm Lai được nhiều người đánh giá là có thẩm mỹ cao nhất, gỗ có 2 màu đen và vàng, đường vân nhiều, dày, rất đẹp và sắc nét. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nhận biết loại gỗ này bằng cách đốt lên, sẽ thấy có mùi thum thủm, chua chua đặc trưng giống mùi gỗ bị ngâm nước lâu ngày.
2. Gỗ Mun
Gỗ Mun cũng là một trong các loại gỗ quý hiếm và khá quen thuộc với thị trường Việt Nam. Giống với tên gọi, gỗ Mun thường có màu đen đặc trưng và có thêm đặc điểm đặc biệt là khi thả xuống nước gỗ sẽ không bị thả trôi. Lý do là vì chất gỗ rất nặng, kết cấu đặc và kín, khả năng chịu lực và chịu nén vô cùng tốt và được xếp vào là một trong những loại gỗ bền nhất hiện nay.
Trên thị trường có tất cả 7 loại gỗ Mun là gỗ Mun sừng, gỗ Mun đen, gỗ Mun sọc, gỗ Mun hoa, gỗ Mun Nam Phi, gỗ Mun Lào, gỗ Mun da báo.
Tương tự như gỗ Cẩm Lai, gỗ Mun cũng được đánh giá là có giá trị kinh tế và cả giá trị thẩm mỹ rất cao. Màu sắc gỗ vô cùng sang trọng, đường vân rất độc đáo không hề “đụng hàng” với bất kỳ các loại gỗ quý hiếm khác. Vì thế nên loại gỗ này thường được dùng để làm nội thất như bàn ghế ăn, bàn ghế phòng khách, đồ thủ công mỹ nghệ, vật phẩm trang trí,…
3. Gỗ sưa
Gỗ sưa hay còn có tên gọi khác là gỗ trắc thối, là loại gỗ thuộc nhóm IA – nhóm cực kỳ quý hiếm tại nước ta. Hiện có 2 loại gỗ sưa chính là gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ. Loại gỗ này được đánh giá là vừa có độ cứng chắc vừa có độ dẻo dai, điều này vừa giúp đem lại độ bền cho nội thất vừa giúp quá trình chế tạo được thuận lợi hơn.
Trong 2 loại thì gỗ sưa đỏ được đánh giá là có giá trị cao hơn. Bởi, màu đỏ bã trầu đặc trưng của thớ gỗ đem đến cảm giác rất hoàng tộc, vân gỗ sưa đỏ được xem là đệ nhất trong các loại gỗ quý, vân gỗ xoắn nổi thành từng lớp rất đẹp, đôi khi sẽ tạo thành hình các vòng xoáy kỳ lạ giống như mặt quỷ, vô cùng độc đáo và bắt mắt.
4. Gỗ Hương
Gỗ Hương là một trong các loại gỗ quý tự nhiên được ứng dụng vô cùng rộng rãi để làm nội thất tại nước ta. Những bộ bàn ghế ăn, bàn làm việc, giường ngủ,… làm từ loại gỗ này có lẽ đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Cũng tương tự như 2 loại bên trên, gỗ Hương cũng thuộc các loại gỗ quý nhóm I. Vì thế nên giá các loại gỗ quý hiếm nói chung và gỗ Hương nói riêng đều sẽ đắt.
“Tiền nào thì của ấy” sở dĩ nội thất gỗ Hương có giá bán cao là vì chất lượng gỗ cực kỳ tốt. Tương tự như các loại gỗ quý hiếm khác, gỗ Hương có khả năng chịu lực, chịu nước, chịu nén rất đỉnh, gỗ còn có thể chống lại sự xâm nhập của mối mọt. Với màu đỏ siêu sang chảnh kết hợp cùng đường vân thớ đều đặn và mùi thơm nhẹ nhàng, người dùng có thể sở hữu được cho mình những sản phẩm có thiết kế bắt mắt, đẳng cấp nhất.
5. Gỗ lim
Là một trong tứ thiết Đinh – Lim – Sến – Táu, gỗ Lim được rất nhiều gia đình khá giả lựa chọn để làm nội thất cho không gian sống. Trong bảng xếp hạng các loại gỗ, gỗ Lim thuộc nhóm gỗ thứ II.
Gỗ Lim thường có màu nâu sẫm hoặc đỏ sẫm tùy loại, tùy khu vực phát triển, vân gỗ thường là dạng xoắn rất hút mắt. Thịt gỗ tương tự như các loại gỗ quý hiếm loại I cũng rất chắc chắn, nặng, chống mối mọt, tuổi thọ sử dụng rất lâu dài. Đặc biệt là khi ngâm dưới bùn trong một khoảng thời gian thì mặt gỗ chuyển sang màu đen, vô cùng độc đáo và sang trọng.
6. Gỗ gõ
Gỗ gõ là loại gỗ có từ thân cây gõ. Đây là loại cây sống ở tầng rừng sâu, sinh trưởng rất tốt, nhưng tốc độ phát triển lại chậm. Loại cây gỗ gõ phải mất nhiều năm mới có thể khai thác được. Xuất xứ của loại gỗ này chủ yếu từ các nước Nam Phi, Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Việt Nam. Có giá trị sử dụng cao trong sản xuất đồ nội thất gõ đỏ. Cho nên gỗ gõ được khai thác nhiều, dần trở nên khan hiếm.
Tuy có giá thành cao, không được bày bán phổ biến thế nhưng lại rất nổi tiếng. Không ai có thể phủ nhận được chất lượng, tính thẩm mỹ, giá trị nó mang lại. Gỗ gõ cứng, nặng, chắc, có sức chịu va đập cao, bền bỉ với thời gian, vân gỗ đẹp, vân gỗ hơi nâu đỏ, có các giác gỗ đậm màu đồng đều.
7. Gỗ trắc
Gỗ trắc là 1 trong những dòng gỗ cực kỳ quý hiếm và có giá trị rất cao. Trên thị trường gỗ trắc hiện nay, không được mua bán bằng m3 mà bằng kg. Chính vì thế, thường thì loại gỗ này chỉ dùng trong các sản phẩm nội thất cao cấp và đắt đỏ nhất. Gỗ trắc là loại gỗ thân lớn, một cây gỗ trắc trưởng thành có đường kính thân cây xấp xỉ 1m và cao tới 25m. Gỗ trắc thuộc nhóm I, là nhóm gỗ quý nhất tại Việt Nam hiện nay.
Gỗ có thớ gỗ mịn màng, vân gỗ chìm nổi uốn lượn như những đám mây vô cùng sắc nét và đẹp đẽ. Đặc biệt, bên trong gỗ trắc có chứa tinh dầu, do đó khi chế tác sẽ tạo độ bóng nhất định giúp cho các sản phẩm được tăng thêm phần giá trị thẩm mỹ.
8. Gỗ căm xe
Gỗ căm xe hay còn gọi là cẩm xe (tên tiếng anh là xylia xylocorpa) là cây gỗ lớn, tán rộng, chiều cao trung bình trên 30m, đường kính có thể lên đến 1,2m. Khi còn nhỏ cây thường cong queo, nhưng khi lớn lên lại tròn và thẳng. Vỏ cây thường có màu nâu vàng và xám đỏ. Mùi gỗ căm xe thường hơi nồng, không quá nặng nhưng cũng không nhẹ.
Gỗ căm xe khá cứng và chắc, ở Việt Nam được xếp vào nhóm II trong bảng phân loại gỗ được xem như gỗ lim ở phía Bắc. Có giác lõi phân biệt, giác màu trắng vàng nhạt, dày, lõi màu đỏ thẫm hơi có vân, thớ gỗ mịn, nặng, tỷ trọng 1,15 (15% nước).
Khi còn là gỗ nguyên liệu, căm xe khối nhìn vào thường có màu vàng đỏ (gỗ mới khai thác, vừa bóc tách gỗ dác) đến màu đỏ thẫm (gỗ đã để lâu sau khi khai thác) lý do là vì căm xe có đặc tính đó là sau 1 thời gian dài chất nhựa của cây căm xe thấm từ trong ra làm cho gỗ xẫm màu xuống. Lượng nhựa tích dần và thẩm thấu làm cho gỗ căm xe nhìn vào có màu đỏ thẫm.
9. Gỗ gụ
Cây gỗ gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis là một loại thực vật thân gỗ lớn thuộc họ đậu. Ngoài ra chúng còn có một số tên gọi địa phương khác như: Gõ dầu, gõ sương, gụ hương, gụ lau,… Thường loại gỗ gụ mọc rải rác ở rừng rậm nhiệt đới, nơi có độ ẩm cao, mưa nhiều.
Gụ là một loại thực vật thân gỗ lớn, cây trưởng thành có độ cao phổ biến từ 20 – 30m, thân gỗ gụ ở mức trung bình đường kính 0,6-0.8m, có những cây phát triển lớn hơn 1m. Chất lượng gỗ rất tốt, không bị mối mọt, mục, thân cây thẳng, dài, ít nhánh nên rất được ưa chuộng làm các đồ nội thất lớn và cao cấp.
Gỗ gụ là loại gỗ tốt được xếp vào nhóm gỗ quý tại Việt Nam, gỗ gụ có màu vàng nhạt, hay vàng trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu nâu thẫm. Gỗ gụ có thớ thẳng, vân mịn và đẹp, tuy nhiên vân gỗ gụ có hình dáng như hoa, đa dạng và rất đẹp. Để nhận biết gỗ gụ ta đưa lên mũi ngửi thấy có mùi chua nhưng không hăng. Khi đánh bóng bằng vecni gỗ gụ sẽ lên màu nâu đậm, hoặc mầu nâu đỏ rất đặc biệt.
10. Gỗ muồng đen
Gỗ muồng đen là loại gỗ được lấy từ cây muồng đen hay còn gọi là muồng xiêm, chiu liu. Loài cây này còn có tên khoa học là Cassia siamea Lamarck, Senna siamea (Lamk) Iruvin & Barnby. Cây thuộc họ đậu và là một trong những cây gỗ tự nhiên rất có giá trị trong xây dựng kiến trúc và sản xuất đồ nội thất đẹp.
Trong danh sách bảng xếp hạng các cây gỗ ở Việt Nam, cây muồng đen hiện đang được xếp vào nhóm I. Đây là nhóm những cây gỗ thuộc loại tốt nhất và có tỷ trọng gỗ cao. Một điều đáng mừng là dù muồng đen sinh trưởng chủ yếu ở rừng tự nhiên, tuy nhiên loại cây này lại khá phổ biến nên không bị cấm khai thác hay tàng trữ. Ngoài ra, ở nhiều địa phương còn thực hiện nhiều sự án trồng loại cây này để khai thác lấy gỗ, tăng năng suất và kinh tế.
11. Gỗ Pơ mu
Gỗ Pơ mu là cây thân gỗ lớn chiều cao trung bình từ 25–30 m. Cây gỗ có vỏ màu ánh nâu hoặc nâu xám, rất dễ bị tróc khi cây còn non. Đối với cây già hơn, trên vỏ có các vết nứt theo chiều dọc, nếu ngửi cảm thấy có mùi thơm. Các lá được sắp xếp trong các hệ thống cành nhánh nhỏ bằng phẳng, với các nhánh cây nhỏ nằm trên một mặt phẳng. Lá của gỗ pơ mu bố trí thành cặp chéo chữ thập đối, các cặp so le không cách nhau đều đặn. Vì thế chúng biểu hiện như là các vòng xoắn trên cùng một mức. Có chiều dài khoảng 2–5 mm, phía trên xanh sẫm với các dải khí khổng màu trắng phía dưới. Các lá của cây gỗ ở phần bên có dạng hình trứng và bị nén, còn các lá mặt có dạng mác ngược với đỉnh tam giác. Trên các cây non thì các lá lớn hơn, dài tới 8–10 mm và rộng 6 mm.
Loài cây này không chịu được bóng râm, và cần có khí hậu mát mẻ, nhiều mưa. Nó mọc trên các loại đất ẩm trong các khu vực miền núi. Tại Việt Nam, nó mọc trên các địa hình đất đá vôi hay đất nguồn gốc granit từ độ cao 900 m trở lên. Địa bàn hay thấy loài cây này là ở núi rừng phía Bắc hoặc Tây Nguyên có nhiều ở Đắk Lắk hoặc Đắk Nông.
Gỗ pơ mu là một loại gỗ quý do mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp cũng như trọng lượng khác thường và đặc tính không bị mối mọt phá hoại của nó. Vì thế gỗ được sử dụng để làm các đồ tạo tác mĩ thuật, các loại đồ gia dụng.
Gỗ Pơ Mu thuộc nhóm IIA những loại thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Nó là loài nguy cấp tại Việt Nam và được đưa vào nhóm gỗ nằm trong Sách đỏ Việt Nam.
12. Gỗ bằng lăng cườm
Gỗ bằng lăng cườm là gỗ có tên tiếng anh là Lagerstroemia Calyculata Kurz. Chúng còn có một số cái tên khác như là gỗ bằng lằn ổi hoa trắng, cây gỗ sang, cây săng lẻ thậm chí là thao lao,… và là loại cây phù hợp với khí hậu khắc nghiệt.
Gỗ bằng lăng cườm thuộc nhóm I – nhóm gỗ quý hiếm và đắt đỏ trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam ta. Chúng có các đặc tính như chất lượng tốt, độ bền cao, chịu được lực tốt, chống mối mọt, không thấm nước và vân gỗ đẹp.
13. Gỗ óc chó
Gỗ óc chó lấy từ thân cây óc chó; là loại gỗ quý có những đặc trưng riêng về màu sắc và đường vân gỗ so với các loại gỗ khác. Cây óc chó (tiếng anh là Walnut) có tên khoa học là Juglans regia, thuộc họ cây Hồ Đào – một họ thực vật có hoa bao gồm các loại cây thân gỗ trong bộ Dẻ (Fagales). Họ thực vật này gồm 9 chi, có nhiều loại cây có giá trị thương mại cao như Óc Chó, Hồ Đào Pecan và Mạy Châu.
Cây gỗ óc chó thường gặp nhiều nhất ở rừng xứ sở các nước Ba Tư cũ, ngoài ra chúng cũng tồn tại ở các khu rừng nước Anh, miền nam California Mỹ, và khu vực Bắc Mỹ. Cây gỗ óc chó Bắc Mỹ thường xuất hiện ở các khu vực như miền Đông Canada, Đông, Trung Tây và Nam Hoa Kỳ – nơi có khí hậu ôn đới, thổ nhưỡng phù hợp để cây sinh trưởng tốt nhất, cho các thớ gỗ màu sắc và vân gỗ đẹp nhất.
Gỗ óc chó được giới chuyên gia nội thất gọi là “Mỹ vương” và người tiêu dùng trên toàn thế giới, trong đó có người Việt Nam ưa chuộng bởi 3 đặc điểm nổi bật về hình thức, chất lượng và giá trị phong thủy. Tuy nhiên đó phải là loại gỗ óc chó Bắc Mỹ.
Về hình thức, gỗ óc chó Bắc Mỹ có màu sắc tự nhiên với dát gỗ màu kem, màu sắc tâm gỗ khá đa dạng, chuyển dần màu từ nâu nhạt đến màu nâu socola đậm đặc trưng. Đặc biệt, vân gỗ dạng sóng hoặc cuộn xoáy vô cùng mềm mại và uyển chuyển, có thể tạo ra những đốm hình cực đẹp mắt, thu hút ánh nhìn đến lạ kì. Vì vậy, sử dụng nội thất gỗ óc chó chính là khẳng định tư duy thẩm mỹ cao, đẳng cấp của giới thượng lưu.
Về chất lượng, gỗ óc chó có thể thích nghi nhanh chóng trong các môi trường khác nhau, không hề bị cong vênh, co ngót dù ở trong điều kiện như thế. Gỗ còn có khả năng chịu lực tốt, cực bền màu bởi tính năng “ăn” sơn và màu nhuộm. Bên cạnh đó liên kết gỗ cực chắc, tâm gỗ có khả năng kháng sâu nên mối, mọt và một số loại côn trùng không thể gây hại. Với những tính ưu việt về chất lượng nên gỗ óc chó luôn bền đẹp với thời gian. Về phong thủy, màu trầm ấm áp tự nhiên của gỗ sẽ mang đến cho ngôi nhà của gia chủ sự an lành, dễ chịu, tài lộc và may mắn.
14. Gỗ sao
Sao là cây gỗ quý thuộc họ Dầu có tên tiếng anh là Golden Oak. Sau khi cây trưởng thành, con người sẽ tiến hành khai thác thân gỗ để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. So với các loại cây khác, Sao sở hữu nhiều tính chất đặc biệt. Gỗ sở hữu đường vân đẹp mắt, tự nhiên và liền mạch. Thêm vào đó, đường kính của thân cây lớn nên rất dễ tạo ra những món đồ như ý. Sao có rất nhiều loại khác nhau như Sao xanh, Sao vàng, Sao đỏ, Sao đen, Sao cát,… Mỗi dòng đều có những đặc điểm bên ngoài lẫn bên trong riêng biệt không hề giống nhau.
Những mẫu nội thất gỗ tự nhiên đẹp, sang trọng và phổ biến nhất hiện nay
1. Nội thất gỗ óc chó
Gỗ óc chó lấy từ thân cây óc chó; là loại gỗ quý có những đặc trưng riêng về màu sắc và đường vân gỗ so với các loại gỗ khác.Gỗ óc chó khá quý hiếm, thường được sử dụng làm nội thất cao cấp, có giá thành cao và được nhập khẩu hoàn toàn từ châu Âu. Màu sắc của gỗ sang trọng, kết cấu chắc chắn không bị giãn nở, cong vênh, chịu nhiệt và chịu ẩm tốt.
Gỗ óc chó được giới chuyên gia nội thất gọi là “Mỹ vương” bởi 3 đặc điểm nổi bật về hình thức ( với màu sắc tâm gỗ khá đa dạng), chất lượng (gỗ cực chắc, tâm gỗ có khả năng kháng sâu nên mối, mọt và một số loại côn trùng không thể gây hại,…) và giá trị phong thủy. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi đó thực thụ là gỗ óc chó Bắc Mỹ.
Sử dụng nội thất gỗ óc chó chính là khẳng định tư duy thẩm mỹ cao, đẳng cấp của giới thượng lưu. Đặc biệt về phong thủy, màu trầm ấm áp tự nhiên của gỗ óc chó sẽ mang đến cho ngôi nhà của gia chủ sự an lành, dễ chịu, tài lộc và may mắn.
2. Nội thất gỗ sồi
Gỗ sồi tên nước ngoài Oak là loại gỗ ngoại nhập thường được nhập khẩu chính ngạch từ Mỹ ; và các nước châu Âu như Anh, Pháp, Thụy Điển. Hiện nay gỗ sồi cũng được phân thành 2 loại: gỗ sồi Nga và gỗ sồi Mỹ. Các sản phẩm nội thất được sản xuất từ gỗ sồi luôn tạo cảm giác ngôi nhà hài hòa với ánh sáng tự nhiên, trẻ trung, ấm cúng và hiện đại.
Nội thất bằng gỗ sồi được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu hoặc châu Mỹ, được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Gỗ sồi có những đặc điểm nổi bật như:
- Trọng lượng nhẹ, chắc chắn, chịu lực, chịu nén cao
- Màu sắc gỗ đa dạng có thể thay đổi tùy theo sở thích
- Được uốn bằng công nghệ hơi nước hiện đại
- Hạn chế nấm mốc, cong vênh
- Phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió ẩm
3. Nội thất gỗ xoan đào
Gỗ xoan đào có màu hồng, được khai thác từ cây xoan rừng Lào hoặc Campuchia. Nội thất được làm bằng gỗ xoan được sử dụng phổ biến bởi đặc điểm cứng chắc, vân gỗ đẹp, chịu nhiệt, chịu lực, chịu nước tốt. Chất gỗ đanh chắc, chịu được những thời tiết khắc nghiệt nhất như: nắng, mưa, gió, nước, lạnh, không hoặc ít bị cong vênh, nứt nẻ theo thời gian, chống được mối mọt tốt, luôn bền đẹp với thời gian.
Đặc biệt có giá thành trung bình, phù hợp với điều kiện mọi nhà. Tuy nhiên việc sản xuất gỗ có nhiều hạn chế như không thể phun sơn nhiều màu, công đoạn tẩm sấy phức tạp mất nhiều thời gian hơn.
4. Nội thất gỗ gõ đỏ
Gỗ gõ đỏ còn được gọi là gõ đỏ, hổ bì, cà te,… Các sản phẩm nội thất từ gỗ gõ đỏ có giá trị kinh tế rất cao. Với các ưu điểm về hệ vân gỗ đẹp, độ cứng và độ bền bỉ cao, khả năng chống mối mọt, chống mốc tốt cùng khả năng chạm khắc tinh xảo, gõ đỏ đang là lựa chọn của nhiều gia chủ.
5. Nội thất gỗ căm xe
Gỗ căm xe- có lõi giác phân biệt, giác dày màu trắng vàng nhạt, lõi màu đỏ thẫm hơi có vân. Thớ gỗ căm xe rất mịn mang đến cảm giác dễ chịu khi sờ bằng tay. Vì cây gỗ dễ bị sâu bộng khi còn nhỏ và chết đứng khi đến một số tuổi nên đường kính gỗ thường không lớn lắm, rơi vào khoảng dưới 50cm. Nếu phát triển khỏe mạnh thì đường kính có thể đạt 0,8 – 1,2m.
Đây là loại gỗ có tỷ trọng nặng (tỷ trọng 1,15 – 15% nước), thân gỗ cứng chắc, vì vậy rất bền, không bị mối mọt, chịu được mưa nắng. Gỗ căm xe được sử dụng nhiều trong đóng đồ nội thất cao cấp, đóng tàu biển, làm tà vẹt và xây dựng.
Gỗ căm xe khá cứng và chắc, theo tính chất gỗ thì được xếp nhóm II trong bảng phân loại gỗ các nhóm gỗ của Việt Nam và được ví như gỗ lim ở phía Bắc.
6. Nội thất gỗ hương
Gỗ hương khi được cắt ra, bằng mắt thường bạn có thể quan sát chúng có màu đỏ, vàng, đường vân gỗ đẹp và sắc nét, mang tính hướng sâu. Thớ gỗ mềm mịn, dẻo dai, kết cấu gỗ cứng, cầm chắc tay.
Gỗ hương được ứng dụng nhiều trong đời sống, đặc biệt được dùng làm các sản phẩm nội thất bởi đây là loại gỗ số 1 về độ bền và độ chắc chắn. Có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt, không lo mối mọt, gián và giữ được vẻ đẹp cũng như mùi thơm bền bỉ theo thời gian.
7. Nội thất gỗ trắc
Gỗ trắc là cây gỗ lớn, dai, bền, chịu nắng mưa tốt. Tom gỗ trắc mịn, vân chìm nổi như đám mây rất độc đáo. Gỗ có mùi hơi chua nhưng không hăng. Trong gỗ trắc chứa các tinh dầu nên có mùi thơm thoảng nhẹ.
Gỗ trắc luôn bóng đẹp nên thường không cần sử dụng sơn phủ khi chế tác đồ nội thất. Bên cạnh đó, gỗ trắc cũng rất lành, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Các tinh dầu trong gỗ trắc còn có tác dụng thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng hiệu quả. Vì vậy mà nó rất được lòng người tiêu dùng tại Việt Nam.
8. Nội thất gỗ cẩm lai
Gỗ cẩm lai là một trong số ít loại gỗ có độ cứng tự nhiên cực cao và không lo bị mối mọt đục phá, khả năng chịu lực va đập cao. Không lo bị cong vênh hay biến dạng do ngoại lực hay thời tiết. Có tinh dầu sẵn nên khi chế tác dễ hơn, các thành phẩm đều có độ bóng mịn khá đẹp và đặc biệt càng dùng lâu càng đẹp hơn. Gỗ cẩm lai là loại gỗ có vân cực đẹp và đặt tên theo chính loại vân như vân theo chùm gọi là cẩm mây, vân loang lổ gọi là cẩm phèo, hay vân lấm tấm các chấm thì gọi là gỗ cẩm báo.
Tuy nhiên hạn chế của gỗ cẩm lai là số lượng ít, ngày càng thu hẹp nhiều do bị khai thác quá đà dẫn đến giá thành cao hơn rất nhiều so với loại gỗ khác. Dễ bị làm giả bởi lợi nhuận mang lại quá lớn do đó khách hàng không có kiến thức dễ bị lừa đảo mua phải các loại gỗ kém chất lượng khác.
Gỗ cẩm lai được xem là vật may mắn trong phong thủy, mang lại tài lộc cho gia đình. Do đó, loại gỗ này được ứng dụng nhiều trong thiết kế đồ nội thất và các mặt hàng trang trí phong thủy. Gỗ cẩm lai thường được ứng dụng làm các sản phẩm đồ nội thất: bàn thờ, tủ gỗ, bàn ghế gỗ,… Tinh dầu bên trong gỗ có nhiều tác dụng tĩnh thần, chăm sóc sức khỏe hay điều chế hương nước hoa nên được chiết xuất sử dụng.
9. Nội thất gỗ mun
Gỗ mun được xếp vào nhóm I, thuộc loại gỗ quý hiếm có tên khoa học là Diospyros. Gỗ mun được khai thác từ các họ Thị, tại Việt Nam nó được lấy từ cây mun nên hay gọi là gỗ mun. Gỗ mun có màu đen đặc trưng và những đường vân đều, đẹp, chắc và nặng vô cùng ấn tượng. Đây là loại gỗ có giá trị kinh tế và mang lại giá trị sử dụng cao nhất là trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ mun. Chính vì thế loài cây gỗ này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Loại gỗ mun này có đặc điểm khác biệt hẳn so với các loại gỗ tự nhiên khác đó là khi thả xuống sông gỗ sẽ bị chìm.
Bản chất thuộc dòng gỗ quý hiếm với nhiều ưu điểm nổi bật, chống mối mọt, chống cong vênh, màu sắc vân gỗ bắt mắt. Chính vì thế chúng ta đều có thể khẳng định nội thất bằng gỗ mun vô cùng tuyệt vời, xứng đáng để ‘dinh’ về cho ngôi nhà sang trọng của bạn.
10. Nội thất gỗ Lim
Gỗ lim được xếp vào nhóm II, thuộc những loại gỗ khá quý hiếm. Về cấu trúc bên trong, cây gỗ lim khá cứng chắc, do đó khối lượng cũng nặng hơn so với các loại gỗ thông thường, khả năng chống mối mọt cũng cao hơn rất nhiều. Gỗ lim có màu nâu thẫm, có khả năng chịu lực nén tốt đồng thời mang giá trị về mặt thẩm mỹ cao do có những vân gỗ xoắn trông vô cùng đẹp mắt. Đặc biệt, khi được ngâm dưới bùn nhiều năm trước khi đem đi gia công thành thành phẩm, mặt gỗ lim sẽ chuyển sang màu đen, sau khi xử lý sẽ trở thành màu sắc vô cùng sang trọng. Về hương thơm, gỗ lim không có mùi hương thoang thoảng như gỗ xoan đào hay trầm tích mà hơi hắc, một số loài lim Lào hay các loài lim mọc ở Tây Nguyên.
Ưu điểm của gỗ lim đầu tiên phải kể đến là độ cứng chắc hay chính là tuổi thọ cao. Gỗ lim có cấu trúc bên trong vô cùng chắc chắn, do đó nó có khả năng chịu được những tác động từ bên ngoài rất tốt. Khả năng chống mối mọt của gỗ lim so với gỗ xoan đào cũng khá hơn nhiều, đồng thời sức tải của gỗ lim cũng được cho là khá bền bỉ. Không những thế, người ta còn yêu thích gỗ lim bởi nét đẹp nghệ thuật của nó. Bề măt gỗ lim nói chung thường có nhiều vân gỗ mềm mại hình xoắn trông rất đẹp và sang trọng. Những vân gỗ này cũng rất bền với thời gian do gỗ ít bị cong vênh và biến dạng nếu được bảo quản trong những môi trường ổn định.
Ưu điểm của nội thất gỗ tự nhiên
Bên cạnh gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên luôn là chất liệu đồ nội thất hàng đầu được nhiều gia đình tin tưởng sử dụng. Ngày nay, thị trường nội thất đa dạng chất liệu dùng để thiết kế đồ nội thất với giá rẻ hơn và không kém phần thẩm mỹ, nhưng gỗ tự nhiên vẫn được tin dùng nhiều nhất. Vì những lý do sau:
1. An toàn cho sức khỏe
Gỗ tự nhiên là nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, không chất bảo quản, không gây độc hại cho sức khỏe người dùng và môi trường xung quanh. Chọn sử dụng đồ nội thất từ gỗ tự nhiên vừa tạo hương thơm tự nhiên giúp bạn có một môi trường nghỉ ngơi thoải mái vừa giúp điều hòa không khí trong phòng tạo không gian trong lành và tốt cho sức khỏe của bạn.
2. Giá trị thẩm mỹ cao
Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp tự nhiên, độc đáo nhờ những đường vân ấn tượng và màu sắc vô cùng phong phú. Đặc biệt những đường vân gỗ là nét đặc trưng của mỗi loại gỗ mà không có hai loại gỗ có vân giống nhau. Từ đó tạo nên nét đẹp đặc trưng riêng biệt cho mỗi sản phẩm.
3. Độ chắc chắn cao
Đồ nội thất được làm từ khối gỗ tự nhiên trải qua quá trình cắt, xẻ, tẩm, sấy….để sử dụng nên chúng có độ bền chắc và chịu lực rất tốt.
4. Độ bền với thời gian tốt
Gỗ tự nhiên có kết cấu vững chắc cùng khả năng chịu va đập tốt nên có độ bền cao hơn so với các vật liệu khác. Đặc biệt một số loại gỗ quý như giáng hương, cẩm lai, gụ….còn có thể tăng giá trị của gỗ theo thời gian sử dụng.
5. Khả năng chịu nước tốt
Gỗ tự nhiên được trải qua quá trình tẩm sấy nghiêm ngặt cùng với các liên kết bên trong gỗ rất chắc chắn. Đồng thời việc sơn bả không bị hở mộng nên gỗ tự nhiên rất bền với nước và khi tiếp xúc nước khó bị ngấm vào phần lõi gỗ bên trong.
6. Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế
Nếu như các loại gỗ công nghiệp chỉ phù hợp với phong cách hiện đại thì gỗ tự nhiên lại đáp ứng được tất cả các phong cách khác nhau nhờ vẻ đẹp ấm cúng và sang trọng. Gỗ tự nhiên có những hoa văn, họa tiết, vân gỗ đẹp tạo tính thẩm mỹ cao phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau từ cổ điển, tân cổ điển đến hiện đại.
7. Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp ấm cúng, mộc mạc
Nhờ vào đường vân gỗ độc đáo và màu sắc tự nhiên bắt mắt sản phẩm được làm từ gỗ tự nhiên luôn mang lại nét đẹp sang trọng và ấn tượng cho không gian.
8. Dễ tạo hình
Gỗ tự nhiên có độ dẻo dai cao và liên kết với nhau rất chặt chẽ nên chúng có thể chịu được va đập và rất dễ uốn nắn trong việc tạo hình. Qua bàn tay khéo léo của người thợ sẽ tạo nên những sản phẩm nội thất tinh tế và có giá trị thẩm mỹ cao.
Đơn vị thiết kế và thi công nội thất gỗ tự nhiên chất lượng nhất
Mộc Hương Interior Design sở hữu xưởng gia công nội thất gỗ quy mô hơn 6.000m2, trực tiếp làm ra sản phẩm chất lượng và hiện đại nhất dựa trên nền tảng công nghệ cao, tiên tiến với độ chính xác tuyệt đối. Bên cạnh đó, trang bị máy móc hiện đại chính là hỗ trợ đắc lực giúp xưởng Mộc Hương Interior Design tăng năng suất hoàn thiện lên đến 300%.
Khi lựa chọn Nội Thất Mộc Hương để thi công nội thất, bạn sẽ nhận được những ưu đãi sau:
- Xưởng sản xuất nội thất trực tiếp giúp tối ưu chi phí, tiết kiệm 30% chi phí.
- Tiến độ thi công nhanh chóng, bàn giao đúng hẹn.
- Làm việc với đơn vị sản xuất trực tiếp, không phải qua trung gian.
- Chất lượng sản phẩm cao cấp, độ bền cao.
- Bảo hành tất cả sản phẩm 05 năm.
- Quy trình thiết kế thi công nội thất chuyên nghiệp
Với đội ngũ nhân viên trẻ giàu kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết với nghề, Nội thất Mộc Hương tự tin rằng sẽ mang đến cho bạn một không gian nội thất đẹp, đa dạng phong cách thiết kế. Hãy liên hệ qua HOTLINE: 0918.838.660 để được các chuyên viên Mộc Hương Interior Design tư vấn chi tiết và nhận ngay bản vẽ thiết kế nội thất MIỄN PHÍ khi thi công nội thất trọn gói nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Trụ sở chính: 561 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
- Nhà máy: Mộc Hương Factory, Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội
- Sitemap: Công ty TNHH Thiết Kế và Thi Công Nội Thất Mộc Hương Việt Nam
- Điện thoại: 0918.838.660
- Email: tuvan.mochuong@gmail.com
- Fanpage: Mộc Hương Interior Design
- Website: https://mochuonginterior.vn/