Thiết Kế Nội Thất – Mộc Hương Interior Design

AntonPham
10:39
27/07/2022

Liên kết mạng xã hội

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Thiết kế nội thất một trong những dịch vụ trong ngành kiến trúc hiện đại. Với sự phát triển của kinh tế và con người hiện đại thì nhu cầu làm đẹp cho không gian sống là cần thiết và quan trọng. Một trong những nghiên cứu về tâm lý học đã chứng minh sự ảnh hưởng của không gian có liên kết và tác động đến tâm lý, suy nghĩ và hành động của con người. Như vậy có thể thấy được thiết kế nội thất có sức ảnh hưởng và quan trọng thế nào đối với mỗi con người chúng ta. 

Sự hình thành, phát triển và sự ảnh hưởng của thiết kế nội thất đối với đời sống

Table of Contents

Thiết kế nội thất được định nghĩa là công việc nhằm tạo ra một không gian nội thất có thể giải quyết và đáp ứng các nhu cầu của con người. Thiết kế nội thất là sự kết hợp của nghệ thuật, công nghệ, phong thủy để có một không gian sống hoàn hảo và phù hợp với từng cá nhân trong ngôi nhà. Thiết kế nội thất cần đáp ứng được các yêu cầu về sự sáng tạo, tiện lợi, an toàn, thẩm mỹ và đồng thời phải tạo nên sự hài hòa với thiết kế kiến trúc của một không gian nhất định.

Sự hình thành và ứng dụng của thiết kế nội thất trong đời sống

Trong quá khứ, nội thất được kết hợp với nhau theo bản năng như một phần của quá trình xây dựng. Thiết kế nội thất kết quả của sự phát triển của xã hội và sự phức tạp của kiến ​​trúc, có thể nói thiết kế nội thất là kết quả của sự phát triển của quá trình công nghiệp.

Việc tạo nên sự tiện dụng cho không gian sống kết hợp thiết kế kiến trúc đã góp phần vào sự phát triển cho khái niệm thiết kế nội thất của con người. Với con người hiện đại ngày nay, nhà ở không chỉ là nơi để sinh hoạt gia đình đơn thuần mà nó còn là nơi giúp gia chủ phô diễn được sự đẳng cấp, thể hiện được những dấu ấn riêng biệt của mình.

Khái niệm về thiết kế nội thất được phát hiện đầu tiên từ người Ai Cập cổ đại, nó bắt nguồn từ việc người Ai Cập cổ đại đã biết tạo ra những ô cửa sổ để lấy ánh sáng và kết hợp lớp màn che để có thể điều kiển ánh sáng trong không gian nơi ở của họ. Ngoài ra họ còn tạo những hình vẽ trên bức tường để tạo nên những ký hiệu riêng bên trong ngôi nhà của họ. Đó là những ghi chép đầu tiên cho sự hình thành khái niệm thiết kế nội thất.

Ghi chép thứ hai về khái niệm thiết kế nội thất được cải tiến từ khoảng năm 1700 TCN, nền văn minh Minoan của người Hy Lạp cổ đại cũng bắt đầu xây dựng những nhà vệ sinh và nhà tắm với hệ thống thoát chất thải bằng nước mưa đầu tiên của nhân loại. Và người La Mã khi họ biết làm đẹp không gian sống bằng cách sắp xếp những tấm phản để làm giường ngủ, đặt bàn ghế trong nhà để sinh hoạt như ăn cơm và uống nước, họ biết trang trí sàn nhà với những tấm thảm, móc treo quần áo, hộp, tủ, kệ để cất vật dụng trong nhà, cũng trong thời điểm này sơn tường nội thất đã bắt đầu hình thành và phát triển âm thầm.

Sự phát triển và sức ảnh hưởng của thiết kế nội thất đối với đời sống

Từ thế kỷ 17, 18 và đầu thế kỷ 19 thiết kế và trang trí nội thất đã dần hiện hữu và hình thành trong suy nghĩ của con người. Thiết kế nội thất đồng hành cùng những công trình kiến trúc tại nơi ở của vua chúa hay những người giàu, nó được ghi nhận lại qua hình ảnh và để lại trong tâm trí con người sự kích cầu cho một cuộc sống tiện ích và hoàn hảo về mặt thẩm mỹ.

Vào giữa đến cuối thế kỷ 19, dịch vụ thiết kế nội thất đã được mở rộng hơn, khi tầng lớp thượng lưu, trung lưu ở các nước công nghiệp phát triển họ bắt đầu mong muốn nhà ở của họ là nơi đẹp nhất, xa hoa nhất để củng cố vị thế của họ trong xã hội. Lúc bấy giờ các công ty, xưởng chế tác nội thất bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất nói chung, cung cấp đầy đủ đồ đạc trong nhà theo nhiều phong cách khác nhau. 

Mô hình kinh doanh này phát triển mạnh mẽ từ giữa năm 1914 bởi các nhà thiết kế độc lập. Điều này đã mở đường cho sự xuất hiện của thiết kế nội thất chuyên nghiệp vào giữa thế kỷ 20. 

Trong những năm 1950 và 1960, những người thợ bọc bắt đầu mở rộng quy mô kinh doanh của họ. Họ định hình công việc kinh doanh của mình một cách rộng rãi hơn và theo khía cạnh nghệ thuật và bắt đầu quảng cáo đồ nội thất của mình cho công chúng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với công việc nội thất theo hợp đồng trong các dự án như văn phòng, khách sạn và các tòa nhà công cộng, các doanh nghiệp này trở nên lớn hơn và họ đã tạo sự liên kết giữa thợ xây dựng, thợ mộc, thợ thạch cao, nhà thiết kế dệt may, nghệ sĩ và nhà thiết kế đồ nội thất, cũng như các kỹ sư và kỹ thuật viên để hoàn thành công việc. Các công ty thiết kế nội thất bắt đầu xuất bản và lưu hành các danh mục sản phẩm và dịch vụ với các bản in cho các phong cách nội thất khác nhau để thu hút sự chú ý của tầng lớp thượng lưu đến trung lưu.

Vào đầu thế kỷ 20, khái niệm về không gian nội thất độc đáo được thắp sáng khi tiêu chuẩn thẩm mỹ cho phần nội thất của những ngôi nhà phải đại diện cho sở thích và thói quen của cá nhân mỗi con người.

Tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của thiết kế nội thất đối với con người

Người hiện đại dành phần lớn thời gian cho các hoạt động trong nhà, và không gian nội thất đóng vai trò chính trong hành vi tâm lý của chúng ta. Tâm lý học môi trường hay tâm lý học về không gian, trên thực tế là sự tương tác giữa con người và không gian mà họ sinh sống. Các yếu tố về ánh sáng, màu sắc, cấu hình, tỷ lệ, quy mô, âm học và vật liệu ảnh hưởng đến các giác quan của mỗi cá nhân.

Từ việc tạo ra sự ấm áp và an toàn hoặc tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả, không gian có nhiều tác động đến cách chúng ta hành động hoặc cảm nhận. Do đó, các biện pháp thiết kế và sáng tạo nên được xem xét theo nhu cầu xã hội và tâm lý của người ở.

Không gian nội thất có tác động trực tiếp đến tiềm thức, góp phần vào cảm xúc và nhận thức của mỗi cá nhân. Thiết kế nội thất đã trở thành một phần vốn có của tâm lý con người. Mặc dù nó không phải là yếu tố duy nhất liên quan, nhưng không gian nội thất có ý nghĩa lớn và kiến trúc sư có trách nhiệm định hình các giải pháp hữu hình cho người dùng và kết hợp những ý tưởng này vào cấu trúc của không gian nội thất.

Theo nhà tâm lý học môi trường và nhà thiết kế nội thất Migette Kaup: “Các dấu hiệu kiến ​​trúc có thể củng cố các hành vi mong muốn ở các địa điểm cụ thể”. Các kiến ​​trúc sư cần chú ý tới các yếu tố chính, bao gồm tính an toàn, kết nối xã hội, dễ dàng di chuyển và kích thích giác quan. Các biện pháp cụ thể hơn bao gồm ánh sáng, màu sắc, nghệ thuật, khả năng thông gió, v.v.

Ví dụ, một số nguyên tắc thiết kế bao gồm sự cân bằng, tỷ lệ, đối xứng và nhịp điệu có thể mang lại cảm giác hài hòa. Mặt khác, màu sắc có logic rất đơn giản màu càng ấm thì không gian càng trở nên nhỏ gọn. Gam màu ấm cũng có thể gợi lên cảm giác thoải mái hoặc kích thích giao tiếp giữa mọi người. Ánh sáng phụ thuộc rất lớn vào chức năng. Ánh sáng mờ cho thấy một không gian huyền bí trong khi ánh sáng rực rỡ mang đến diện mạo đầy sức sống, và ánh sáng tự nhiên kích thích sự sáng tạo và mang đến luồng sinh khí tốt lành trong nhà.

Tầm quan trọng của thiết kế nội thức minh chứng cho việc cảm nhận khi một số không gian làm tăng thêm sự lo lắng, tiêu cực trong suy nghĩ của bạn, thì lại có những không gian mang đến cảm giác thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc.

Những phong cách thiết kế nội thất phổ biến nhất hiện nay

Thiết kế nội thất là sự chuyển đổi không gian nội thất mang lại giá trị thẩm mỹ cao và tạo sự thuận tiện cũng như thỏa mãn nhu cầu sử dụng của gia chủ. Thiết kế nội thất còn là một sự kết hợp giữa sáng tạo, kiến thức kỹ thuật và thẩm mỹ để mang đến những giá trị vật chất cũng như tinh thần to lớn. Trong đó, phong cách thiết kế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng không gian sống và mỗi phong cách đều có một đặc trưng riêng biệt, dưới đây chúng ta hãy cùng nhau tham khảo những phong cách thiết kế nội thất phổ biến nhất hiện nay nhé.

1. Phong cách thiết kế hiện đại

Phong cách thiết kế hiện đại được hình thành từ thế kỷ XX, phong cách này được xem là sự đoạn tuyệt với phong cách thiết kế cổ điển. Ở phong cách này cách thiết kế và bố trí nội thất được lược bỏ những chi tiết rườm rà và phi đối xứng.

Thiết kế nội thất phong cách hiện đại tập trung vào việc tối đa hóa không gian và đề cao chức năng của từng món đồ nội thất. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại sử dụng các mảng, khối, bố trí những đồ nội thất đơn giản bớt đi những chi tiết rườm rà, rất phù hợp với những không gian nhỏ hẹp. Phong cách hiện đại sẽ tối ưu hóa không gian nội thất trong nhà và đem lại cho anh chị cảm giác rộng rãi hơn so với diện tích thực của căn phòng.

Sự hiện đại trong phong cách thiết kế này giúp mang lại sự tiện nghi và tối ưu không gian hơn. Có thể nói nội thất hiện đại đang chiếm phần lớn sự yêu thích trên thị trường vì tính tiện dụng và thẩm mỹ của nó.

2. Phong cách thiết kế Bắc Âu (Scandinavian)

Phong cách nội thất Bắc Âu (Scandinavian) xuất phát từ phong cách nội thất của vùng Bắc Âu. Phong cách này hình thành dựa trên tính ứng dụng cao và yếu tố bình dị, mộc mạc nên kiểu phong cách này luôn toát ra sự ấm cúng, thoải mái đặc trưng.

Phong cách nội thất Bắc Âu là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính thẩm mỹ và công năng sử dụng trong thiết kế nội thất. Phong cách này tạo nên không gian đẳng cấp sang trọng riêng biệt.

Mọi người có thể nhận biết phong cách này qua các đặc điểm như cách thiết kế tận dụng ánh sáng, những cánh cửa lớn, những bức tường được sơn màu trắng càng làm cho không gian căn phòng ngập tràn ánh sáng. Đồ nội thất trang trí nhà được thiết kế đơn giản hóa vật dụng, hòa hợp với thiên nhiên. Sử dụng các vật liệu như gỗ, mây tre, lông thú, vải… Quan trọng là phong cách thiết kế nội thất Scandinavian luôn toát lên sự ấm cúng, thoải mái nhưng cũng không kém phần sang trọng.

3. Phong cách thiết kế tối giản (Minimalism)

Phong cách tối giản được xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 lấy nguyên tắc chủ đạo “Less is More” đã tạo nên một làn sóng mới cho các lĩnh vực như thời trang, âm nhạc, kiến trúc và đặc biệt là thiết kế nội thất. 

Phong cách thiết kế nội thất Minimalist sử dụng những sản phẩm nội thất đơn giản, tinh tế để trang trí cho ngôi nhà, giúp cho không gian trở nên rộng rãi, thoáng mát và đầy tính nghệ thuật. Sự tối giản trong thiết kế nội thất giúp cho không gian sống trở nên rộng rãi, thoáng mát hơn. Với phong cách tối giản, anh/chị sẽ có thêm kinh nghiệm trang trí nội thất ngôi nhà mình trở nên đơn giản mà lại tinh tế hơn bao giờ hết.

4. Phong cách thiết kế nội thất cổ điển (classic)

Phong cách cổ điển là trường phái nghệ thuật đặc trưng trong thế kỉ 17 đến thế kỷ 19. Nét nổi bật của trường phái này là tính chất đối xứng, đồ  trang trí nội thất cũng được sử dụng vật liệu cao cấp làm tăng giá trị sản phẩm, mang vẻ đẹp tinh tế hấp dẫn tầm mắt người nhìn.

Những yếu tố thiết yếu tạo nên phong cách trang trí đẹp mang nét đặc trưng của phong cách này là sử dụng vật liệu sang trọng, màu sắc quý phái, hoa văn tinh tế, cầu kỳ, thể hiện sự cổ kính truyền thống của châu âu thời xưa.

Nội thất cổ điển làm nổi bật sự cao sang quyền quý và tôn vinh địa vị, thể hiện sự tinh tế, mang lại cảm giác ấm cúng cho ngôi nhà. Phong cách nội thất cổ điển sử dụng vật liệu và hoa văn vô cùng tinh tế, cầu kỳ giúp không gian mang đậm sự sang trọng, xa hoa và quý phái.

5. Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển

Phong cách tân cổ điển bắt đầu sau năm 1765 mang đường nét thanh lịch và sang trọng. Những đồ nội thất được thiết kế nội thất tân cổ điển nổi lên như một trong những xu hướng thiết kế thịnh hành trong thời hiện đại.

Phong cách tân cổ điển là một trong những phong cách được ưa chuộng hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Được xem như thước đo chuẩn mực những gì thuộc về sự sang trọng, đẳng cấp nên không ít gia chủ đã quyết định thiết kế tổ ấm của mình theo phong cách này. Tuy nhiên để có thể kiến tạo nên một không gian đậm chất tân cổ điển đòi hỏi phải đáp ứng được những đặc trưng riêng biệt. Phong cách này đánh dấu bởi sự thanh lịch vượt thời gian, tạo cảm giác thanh lịch và phù hợp trong hầu hết mọi không gian.

6. Phong cách thiết kế sang trọng (Luxury)

Thiết kế nội thất theo phong cách Luxury là sự kết hợp thời thượng giữa những giá trị lịch sử và tiêu chí cao nhất của cuộc sống hiện đại. Mang trong mình vẻ đẹp quyến rũ, sang trọng và quý phái, phong cách này đáp ứng tiêu chuẩn đẳng cấp xa hoa dành cho giới thượng lưu.

Phong cách thiết kế nội thất sang trọng (Luxury) có thể xuất hiện trong bất kỳ phong cách nào, từ Cổ điển sang Tân cổ điển. Nhưng phong cách này có điểm chung là sự tinh tế, thanh lịch, chỉnh chu trong từng đồ nội thất.

Phong cách thiết kế nội thất Luxury có những điểm đặc biệt từ bố trí chức năng nội thất cho đến kết hợp những yếu tố thẩm mỹ với nhau để mang lại sự mới mẻ cho không gian căn phòng, phong cách thiết kế chú trọng đến từng chi tiết nhỏ và xem xét cẩn thận đến từng vật liệu nội thất.

7. Phong cách thiết kế Đương đại (Contemporary)

Có rất nhiều người nhầm lẫn phong cách nội thất đương đại và phong cách nội thất hiện đại. Đa số những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách đương đại sẽ tập trung vào phần không gian nhiều hơn. Bố cục của thiết kế đương đại tương đối đơn giản nhưng tinh tế và được tạo nên từ những đường thẳng, hình khối hay những gam màu cực kỳ táo bạo. Phong cách nội thất đương đại có xu hướng trưng bày không gian hơn là đồ vật. Bằng cách tập trung vào màu sắc, không gian và hình dạng, nội thất mang phong cách đương đại có kiểu dáng đẹp và tươi mới.

8. Phong cách thiết kế Mộc mạc (Rustic)

Phong cách mộc mô tả một thiết kế tự nhiên, thô ráp, lâu đời và giản dị, do đó có rất nhiều phong cách nội thất khác nhau ứng dụng những chi tiết đặc trưng của phong cách này. Đặc điểm để nhận biết phong cách mộc mạc là nội thất sử dụng nhiều gỗ và đá (cả trong đồ nội thất và trần nhà / tường), và các loại vải như vải bố và vải bạt.

Cốt lõi của thiết kế nội thất đẹp theo phong cách mộc mạc là việc sử dụng các yếu tố hữu cơ ở trạng thái tự nhiên nhất của chúng. Để đi đúng hướng của phong cách nội thất này cần ứng dụng nguyên liệu thô như gỗ và đá chưa qua gia công để đưa vào trang trí nội thất.

9. Phong cách thiết kế Hi-Tech (Công nghệ cao)

Phong cách thiết kế Hitech (Công nghệ cao) trong thiết kế nội thất ra đời vào cuối thế kỷ 20. Phong cách thiết kế nội thất Hi-Tech dựa trên sự phổ biến của điện ảnh khoa học viễn tưởng và văn học. 

Phong cách Hi-Tech là phong cách thiết kế chủ yếu sử dụng các thiết bị công nghệ cao, vật liệu mới, các kỹ thuật và ứng dụng tiên tiến, hiện đại vào không gian kiến trúc, nội thất. Phong cách nội thất Hi-Tech chinh phục những người có sở thích, đam mê với công nghệ, thích khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ, sáng tạo nhờ ứng dụng các thiết bị, công nghệ hiện đại trong không gian kiến trúc, nội thất. Các thiết kế theo phong cách này hướng tới sự đơn giản nhưng tính ứng dụng cao, giúp con người sử dụng trí tuệ, công nghệ hiện đại để kết nối, điều khiển mọi thứ thay vì phải di chuyển nhiều hay làm thủ công.

10. Thiết kế nội thất phong cách Công Nghiệp (Industrial Style)

Phong cách công nghiệp được phát triển từ đầu thế kỷ 20, xu hướng toàn cầu hóa trở nên rõ ràng hơn. Các nhà máy chính bắt đầu đóng cửa và chuyển hoạt động sang các nước khác, và kết quả là các tòa nhà công nghiệp bỏ trống bị bỏ rơi để lại một nguồn nguyên liệu vô tận để tận dụng.

Phong cách công nghiệp đề cập đến trang trí nội thất không cầu kỳ, lấy cảm hứng từ các vật liệu máy móc, nhà máy và các cấu trúc công nghiệp khác. Phong cách này tập trung vào chi tiết kiến ​​trúc bị tước bỏ bao gồm sử dụng gạch trần, kim loại và gỗ, cũng như các vật liệu được trục vớt và tái chế.

11. Phong cách thiết kế đồng quê (Country style)

Phong cách đồng quê sử dụng vật liệu thô sơ, thể hiện trong đồ dùng nội thất, trần nhà, tường và vật liệu trang trí. Ngày nay, hầu hết chúng ta sống trong thời đại mà thiết bị điện tử tiêu dùng là nhu cầu cần thiết, tuy nhiên nếu nếu muốn thể hiện các tính năng của phong cách nội thất đồng quê (Country style) này trong nhà tốt hơn hết là nên che giấu các thiết bị này thông qua xây dựng lắp đặt nội thất.

Đối với đồ dùng nội thất mang phong cách đồng quê chúng ta không nên dùng những món đồ siêu thời trang mà nên sử dụng những đồ dùng trông thô sơ mộc mạc, đơn giản.

12. Phong cách thiết kế Romanticism (lãng mạn)

Phong cách thiết kế nội thất Romanticism lãng mạn rất phổ biến trong trang trí nhà cửa và thiết kế nội thất. Phong cách này giúp cho căn phòng trở nên lãng mạn, thanh lịch, bình tĩnh, ấm áp và hầu hết tất cả đều thoải mái.

Phong cách này có thể dễ dàng trộn lẫn với các phong cách thiết kế khác như phong cách thiết kế nội thất cổ điển, tân cổ điển, đồng quê… Để thiết kế nội thất nhà đẹp theo phong cách Romanticism chúng ta có thể sử dụng tông màu trung tính hoặc màu pastel làm dịu bầu không khí và tạo ra một tâm trạng lãng mạn, ấm áp, thoải mái trong một không gian thiết kế.

13. Phong cách thiết kế Organic

Phong cách thiết kế Organic là sự pha trộn giữa các đường nét hiện đại và vật liệu tự nhiên với gam màu trung tính. Phong cách này nhấn mạnh vào việc đưa các yếu tố tự nhiên và sử dụng các vật liệu mềm, hữu cơ để thiết kế trang trí nội thất cho căn nhà.

Yếu tố chính của phong cách thiết kế Organic này là sử dụng rất ít màu sắc, tập trung sử dụng họa tiết tự nhiên và hình dạng hữu cơ, đồ nội thất trang trí nhà không rườm rà.

14. Phong cách thiết kế Hollywood

Phong cách Hollywood trong thiết kế nội thất nhà ở trở nên phổ biến vào những năm 1930 trong thời kỳ hoàng kim của Hollywood và thời điểm hiện tại phong cách thiết kế nội thất này đã phát triển hơn so với mỗi thập kỷ mà nó tồn tại. Đặc trưng của phong cách Hollywood này là vẻ đẹp quyến rũ, sang trọng theo một cách riêng. 

Cùng với đó, màu sắc thường được dùng cho phong cách này là màu hồng, màu vàng cam, màu đỏ và màu xanh ngọc, đồ nội thất thường có hình dạng cổ điển và được kết hợp với nhiều phong cách khác nhau tạo nên sự linh hoạt trong mỗi không gian.

15. Phong cách thiết kế Funky

Phong cách thiết kế Funky thịnh hành trong những năm 70. Tại Việt Nam thì phong cách này còn được gọi là phong cách sôi nổi, mang đến phong cách thiết kế táo bạo, những đồ dùng nội thất đậm cá tính bằng cách sử dụng màu sắc, vật liệu và ánh sáng.

Điểm đặt biệt của phong cách Funky này đó là thiết kế không theo một khuôn khổ nhất định, trang trí nội thất theo một cách ngẫu nhiên và mới mẻ.

Chúng ta có thể áp dụng phong cách Funky này cho không gian của quán cafe, công ty văn phòng, tạo nên một sức hút mới lạ. Về đồ vật trang trí nội thất theo phong cách Funky là những vật liệu đa dạng màu sắc và tìm hiểu một chút về cách phối màu để giúp không gian trở nên đẹp, sang và tinh tế.

16. Phong cách thiết kế Metallic (Nội thất Ánh Kim)

Xu hướng trang trí nội thất theo phong cách Metalic hay còn gọi là ánh kim được đón nhận tại các nước châu Âu, các yếu tố kim loại là những điểm nhấn trong thiết kế nội thất. Phong cách này mang đến trải nghiệm tuyệt vời, việc tận dụng ánh sáng lấp lánh từ các đồ vật kim loại giúp làm nổi bật điểm nhấn cuốn hút đặc biệt của từng đồ nội thất. Đồ vật được sử dụng theo phong cách thiết kế Metallic thường có độ bền cao, chịu lực tốt. Những sản phẩm làm bằng kim loại dễ dàng gia công và kiểu dáng đa dạng phong phú, từ đó dễ đáp ứng mọi nhu cầu thiết kế trang trí nội thất của gia chủ.

17. Phong cách thiết kế Baroque (Ba Rốc)

Thiết kế nội thất Baroque hay còn gọi là Ba Rốc đã xuất hiện vào thế kỷ 17 gắn liền với các kiến trúc nhà thờ, nhà hàng, biệt thự. Phong cách thiết kế này mang đến nét đẹp riêng biệt tôn lên sự xa hoa, lộng lẫy thể hiện sự thanh lịch, hùng vĩ và sang trọng.

Điểm đặc biệt của phong cách này là các kết cấu kiến trúc rời rạc và không hoàn chỉnh một cách có chủ ý. Sử dụng ánh sáng một cách mạnh mẽ, hoặc là tương phản sáng tối.

18. Phong cách thiết kế Brutalism (Chủ nghĩa Thô Mộc)

Phong cách thiết kế Brutalist – Chủ Nghĩa Thô Mộc được phát triển từ kiến trúc hiện đại mang vẻ đẹp tự nhiên, phong cách này thường sử dụng các vật liệu tự nhiên như bê tông, đá, kính, thép, đồng để trang trí nội thất. Đặc trưng của phong cách này là thường sử dụng các loại vải bố, len, vải dệt thô để tạo sự dân dã, bình dị và gần gũi với thiên nhiên. Về màu sắc anh chị có thể chọn những màu trung tính theo vật liệu tự nhiên như màu gỗ, màu xám vỏ cây, màu của gạch đá, xi măng để thiết kế nhà cửa mang lại cá tính riêng của gia chủ.

19. Phong cách thiết kế Color Block

Tại Việt Nam phong cách Color Block còn rất mới mẻ, phong cách này được giới trẻ đón nhận và trở thành trào lưu thiết kế rất được yêu thích. Phong cách color được xem là phong cách dễ thương khi sử dụng quy tắc hình học kết hợp nhiều mảng màu sắc trên không gian nội thất hoặc đồ vật nội thất tạo nên hiệu ứng thị giác rất ấn tượng. Đặc điểm nổi bật của phong cách nội thất Color Block đó là sự kết hợp giữa các mảng, khối màu sắc nổi bật với nhau. Với phong cách này sẽ mang lại sức hút cho người nhìn tạo nên cảm giác tươi vui mới mẻ cho ngôi nhà.

20. Phong cách thiết kế Mid-Century Modern

Phong cách Mid-Century Modern hay còn được gọi là phong cách Modern ra đời sau chiến tranh thế giới thứ 2, bắt nguồn từ nước Mỹ trong giai đoạn những năm 1940 đến năm 1960. Phong cách thiết kế nội thất Modern thể hiện đường nét sạch sẽ, đơn giản, thực tế và bóng dáng của sự xa hoa. Đồ nội thất được sử dụng là các vật liệu như nhựa, acrylic, gỗ dán, kim loại, Plexiglass và Lucite và thậm chí cả formica khi xem xét các vật liệu nội thất. Điểm đặc biệt của phong cách này chính là nét đẹp cổ điển, tinh tế, và các đường nét rõ ràng, đề cao chức năng của từng đồ nội thất, trang trí nội thất theo đường nét gọn gàng, bóng bẩy dưới dạng hữu cơ và hình học góp phần tạo nên mẫu thiết kế nội thất nhà đẹp.

 

Ngày đăng:27/07/2022 - cập nhật lúc: 19:03 27/07/2022
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x